Dược lực học
Cơ chế tác dụng
Tobramycin thhộc nhóm kháng sinh aminoglycosid có hoạt lực mạnh, phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng nhanh. Thuốc tác động trên tế bào vi khuẩn chủ yếu thông qua ức chế sự tổng hợp và lắp ghép các chuỗi polypeptid ở ribosom.
Cơ chế đè kháng
Đề kháng với tobramycin xảy ra bởi một số cơ chế khác nhau bao gồm (1) thay đổi của các tiểu đơn vị ribosom trong tế bào vi khuẩn; (2) can thiệp tới sự vận chuyển của tobramycin vào tế bào và (3) bất hoạt tobramycin bằng sự tham gia của enzym biến đổi nhóm adenyl, phosphoryl và acetyl. Thông tin di truyền để sản xuất các enzym bất hoạt có thể được thực hiện trên các nhiễm sắc thể của vi khuẩn hoặc trên plasmid. Có thể có đề kháng chéo với các aminoglycosid khác.
Điểm ngưỡng
Điểm ngưỡng và phổ thử nghiệm (in vitro) sau đây dựa trên đường dùng toàn thân. Các giá trị giới hạn này có thể không áp dụng đối với thuốc nhỏ mắt tại chỗ do nồng độ thuốc tại cho cao hơn và điều kiện ly/hóa tại chỗ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc tại vị trí nhỏ thuốc. Điểm ngưỡng đối với tobramycin được xác định dưới đây phù hợp với EUCAST (Ủy ban về thử nghiệm độ nhạy cảm của Châu Âu):
– Enterobacteriaceae Nhạy cảm (S) ≤ 2mg/l, Đề kháng (R) > 4mg/l
– Pseudomonas spp. Nhạy cảm (S) ≤ 4mg/l, Đề kháng (R) > 4mg/l
– Acinetobacter spp. Nhạy cảm (S) ≤ 4mg/l, Đề kháng (R) > 4mg/l
– Staphylococcus spp. Nhạy cảm (S) ≤ 1mg/l, Đề kháng (R) > 1mg/l
– Các loài không liên quan Nhạy cảm (S) ≤ 2mg/l, Đề kháng (R) > 4mg/l
Hiệu quả lâm sàng kháng lại các vi khuẩn gây bệnh cụ thể
Thông tin ở đây chỉ hướng dẫn tương đối về độ nhạy của vi khuẩn với tobramycin trong chế phẩm này. Các chủng vi khuẩn được thu thập từ những nhiễm khuẩn ngoài của mắt như quan sát thấy ở viêm kết mạc được thể hiện dưới đây.
Tần suất kháng thuốc có thể khác nhau giữa các vùng miền, thời điểm lấy mẫu và thông tin về tính kháng thuốc tại địa phương là điều mong muốn, đặc biệt là khi điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Khi cần phải xin ý kiến của chuyên gia tư vấn trong trường hợp đã biết tỷ lệ kháng thuốc tại địa phương nhưng chưa xác định được tác dụng của tobramycin với một số loại nhiễm khuẩn.
CÁC LOÀI VI KHUẨN NHẠY CẢM THƯỜNG GẶP
Vi khuẩn gram dương hiếu khí
Bacillus megaterium
Bacillus pumilus
Corynebacterium macginleyi
Corynebacterium pseudodiphtheriticum
Kocuria kristinae
Staphylococcus aureus (nhạy cảm methicillin – MSSA)
Staphylococcus epidermidis (coagulase dương và coagulase âm)
3: Đau nửa đầu migraine: Triệu chứng, chẩn đoán và … – Hello Bacsi
Staphylococcus haemolyticus (nhạy cảm methicillin – MSSH)
Streptococci (bao gồm một số loài thuộc beta tan huyết nhóm A, một số loài không tan huyết và một số loài Streptococcus pneumoniae)
Vi khuẩn gram âm hiếu khí
Acinetobacter calcoaceticus
Acinetobacter junii
Acinetobacter ursingii
Citrobacter koseri
Enterobacter aerogenes
Escherichia coli
H. aegyptius
Haemophilus influenzae
Klebsiella oxytoca
Klebsiella pneumoniae
Moraxella catarrhalis
Moraxella lacunata
Moraxella oslonensis
Morganella morganii
Một số loài Neisseria
Proteus mirabilis
Hầu hết các dòng Proteus vulgaris
Pseudomonas aeruginosa
Serratia liquifaciens
Hoạt tính kháng khuẩn chống lại các tác nhân gây bệnh khác có liên quan
3: Mê loài cỏ thạch xương bồ, quý ông xuất ngoại rước về chăm sóc
CÁC LOÀI CÓ THỂ CÓ SỰ ĐỀ KHÁNG THUỐC MẮC PHẢI
Acinetobacter baumanii
Bacillus cereus
Bacillus thuringiensis
Kocuria rhizophila
Staphylococcus aureus (đề kháng methicillin – MRSA)
Staphylococcus haemolyticus (đe kháng methicillin – MRSH)
Staphylococcus, spp. coagulase âm khác
Serratia marcescens
CÁC VI KHUẨN VỐN ĐÃ ĐỀ KHÁNG THUỐC
Vi khuẩn Gram dương hiếu khí
Enterococcus faecalis
Streptococcus mitis
Streptococcus pneumoniae
Streptococcus sanguis
Chryseobacterium indologenes
Vi khuẩn Gram âm hiếu khí
Haemophilus influenzae
Stenotrophomonas maltophilia
Vi khuẩn kị khí
Propionibacterium acnes
Các nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn chứng minh rằng trong một số trường hợp, vi khuẩn kháng gentamicin vẫn nhạy cảm với tobramycin.
Mối quan hệ Dược động học/Dược lực học (PK/PD)
3: Trẻ bị són phân kéo dài nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn cách xử lý
Mối quan hệ Dược động học/Dược lực học (PK/PD) cụ thể vẫn chưa được thiết lập đối với dung dịch nhỏ mắt TOBREX. Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã công bố cho thấy tobramycin có đặc điểm tác dụng hậu kháng sinh kéo dài, ức chế có hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn mặc dù nồng độ trong huyết thanh thấp.
Các nghiên cứu đường dùng toàn thân đã báo cáo nồng độ thuốc tối đa cao hơn khi dùng một lần một ngày so với khi dùng thuốc nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại gợi ý rằng hỉệu quả của việc dùng liều toàn thân một lần một ngày tương đương khi dùng thuốc nhiều lần trong ngảy. Tobramycin cho thấy khả năng diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ kháng sinh và hiệu qủa hơn với sự gia tăng nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế tối thiếu (MIC) hoặc nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC).
Dữ liệu từ nghiên cứu lâm sàng
Dữ liệu an toàn tổng hợp từ các nghiên cứu dược lực học lâm sàng được trình bày ở mục PHẢN ỨNG BẤT LỢI.
Người cao tuổi
Không quan sát thấy sự khác biệt lâm sàng tổng thể về độ an toàn hoặc hiệu quả giữa các nhóm bệnh nhân cao tuổi và các nhóm bệnh nhân người lớn khác.
ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
Hấp thu
Tobramycin được hấp thu kém qua giác mạc và kết mạc với nồng độ đỉnh là 3 µg/ml trong thủy dịch sau 2 giờ, sau đó giảm nhanh sâu khi dùng tại chỗ tobramycin 0,3%. Ngoài ra, sự hấp thu toàn thân của tobramycin ở người kém sau khi dùng tobramycin tại chỗ ở mắt. Tuy nhiên, tobramycin 0,3% dùng tại chỗ ở mắt phân phối 527 ± 428 µg/ml tobramycin trong nước mắt của người sau một liều đơn. Nồng độ ở bề mặt mắt thường vượt quá nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của hầu hết các chủng phân lặp đề kháng (MIC > 64 µg/ml).
Phận bố
Thể tích phân bố toàn thân là 0,26 lít/kg ở người. Sự gắn kết của tobramycin với protein huyết tương người là thấp ở mức dưới 10%.
Biến đổi sinh học
Tobramycin được bài tiết trong nước tiểu chủ yếu dưới dạng thuốc không đổi.
Thải trừ
Tobramycin được đào thải nhanh và mạnh trong nước tiểu qua sự lọc ở cầu thận, chủ yếu dưới dạng thuốc không đổi. Độ thanh thải toàn thân là 1,43 ± 0,34 ml/phút/kg đối với bệnh nhân có cân nặng bình thường sau khi dùng đường tĩnh mạch và độ thanh thải toàn thân của thuốc giảm tỷ lệ với chức năng thận. Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 2 giờ.
Dược động học tuyến tính/không tuyến tính
Sự hấp thu ở mắt hoặc toàn thân theo nồng độ liều tăng dần sau khi dùng tại chỗ ở mắt chưa được đánh giá. Do đó độ tuyến tính của nồng độ với liều dùng tại chỗ ở mắt không thể được xác định.
Sử dụng ở bệnh nhân suy gan và bệnh nhân suy thận
Dược động học của tobramycin với thuốc nhỏ mắt chưa được nghiên cứu ở những nhóm bệnh nhân này.
Ảnh hưởng của tuổi đến dược động học
Không có thay đổi về dược động học của tobramycin với bệnh nhân cao tuổi so với bệnh nhân người lớn trẻ hơn.
Sử dụng ở trẻ em
Các aminoglycosid bao gồm tobramycin đã được sử dụng phổ biến ở trẻ em, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh để điều trị các nhiễm khuẩn Gram âm nghiêm trọng. Dung dịch nhỏ mắt TOBREX đã được phê duyệt để sử dụng ở trẻ em. Dược lý lâm sàng của tobramycin ở trẻ em đã được mô tả sau khi dùng đường toàn thân.