Cây hoàn ngọc: Công dụng và những bài thuốc – Hello Bacsi

Tác dụng của cây hoàn ngọc

Thành phần hóa học trong cây hoàn ngọc

Thành phần hóa học sẽ là yếu tố quyết định tác dụng của cây hoàn ngọc lên sức khỏe con người. Theo một số nghiên cứu, trong cây hoàn ngọc có chứa nhiều hoạt chất như: Sterol, flavonoid, saponin, đường khử, carotenoid và acid hữu cơ.

Lá của cây hoàn ngọc chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g (đối với lá tươi), protein toàn phần 30,08% (chất khô), N toàn phần 4.9% (chất khô).

Tác dụng, công dụng

Cây hoàn ngọc có những công dụng gì?

Trong Y học cổ truyền, cây hoàn ngọc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thường có công dụng điều trị các bệnh lý như: cảm cúm, sốt cao, tiểu rát, tiểu ra máu, tiêu chảy, tả, lỵ, mụn lồi, sẹo lồi… Đồng thời còn giúp cầm máu và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.

Theo dược lý hiện đại, tác dụng của cây hoàn ngọc là gì?

  • Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Lá cây hoàn ngọc và cao chiết xuất hoàn toàn từ lá cây có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gồm: vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa), vi khuẩn gram dương (Streptococcus pyogenes, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus), một số loại nấm mốc và nấm men.
  • Tác dụng ức chế men MAO: Cao chiết xuất từ lá hoàn ngọc (nồng độ 6mg/ml) có khả năng ức chế 69,9 %men MAO.
  • Hoạt tính protease (tác dụng thủy phân protein của cây hoàn ngọc): Dịch chiết từ lá hoàn ngọc có tác dụng thủy phân lượng protein từ trung bình đến mạnh nhất ở nhiệt độ 70°C và pH = 7,5. Khi phơi khô, lá cây còn 30% enzym bền vững.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư: Thành phần axit pomolic trong cây hoàn ngọc được một số nhà nghiên cứu chứng minh có tác dụng chống lại khả năng kháng thuốc của các tế bào ung thư. Ngoài ra, trong thành phần cây hoàn học còn có hoạt chất lupeol, được đánh giá cao trong tiềm năng điều trị ung thư tuyến tụy.
  • Tác dụng ổn định huyết áp: dịch chiết lá cây hoàn cậy có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim hiệu quả trong các nghiên cứu in vitro và in vivo.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:cây hoàn ngọc đã được một số nghiên cứu chứng minh có tác dụng giúp ổn định và tăng cường hoạt động của hormone insulin trong máu, điều hòa đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người khỏe mạnh.
  • Tác dụng của cây hoàn học với các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng: nhờ vào sự kết hợp của 3 hoạt chất betulin, lupeol, và axit pomolic, dược liệu này có tác dụng giải độc gan và tạo được hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý về gan.
  • Tác dụng trong chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa: cây hoàn ngọc thường được dùng để chữa được các bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy,…
  • Chữa lở loét da với cây hoàn ngọc: Nhờ vào thành phần sterol, flavonoid, carotenoid, acid hữu cơ và đường khử mà cây hoàn biểu hiện tính kháng khuẩn, kháng nấm. Khi dùng bôi, đắp ngoài da giúp làm lành vết thương hiệu quả.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây hoàn ngọc là bao nhiêu?

Lá cây hoàn ngọc có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sắc lấy nước uống, hoặc tán thành bột mịn để pha nước uống. Mỗi ngày dùng từ 10 – 15 gram.

Related Posts