Sơ đồ tư duy sự điện li khoa học và dễ hiểu, xem ngay! – Kiến Guru

Sơ đồ tư duy hoá 11

Video Sơ đồ tư duy hoá 11

Sơ đồ tư duy sự điện li là phương pháp ghi chú thông minh với cách sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn. Bên cạnh đó, các em có thể sử dụng hình ảnh sinh động để dễ tiếp cận, ghi nhớ, lưu trữ lâu dài. Thông tin chi tiết sẽ được trình bày ngay sau đâu mời độc giả theo dõi.

1. Lý thuyết cho sơ đồ tư duy sự điện li

Trước khi vẽ sơ đồ tư duy sự điện li các em cần ôn lại kiến thức lý thuyết. Dưới đây là những thông tin quan trọng đã được chuyên trang tổng hợp:

1.1 – Chất điện li

Chất điện li được biết đến là những chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch có tính dẫn điện. Chúng chia ra làm 3 chất như sau:

  • Axit: Khi hoà tan trong nước sẽ phân li ra ion H+.
  • Bazo: Khi hoà tan trong nước sẽ phân li ra ion OH-.
  • Muối: Tồn tại dưới dạng hợp chất, khi hoà tan trong nước sẽ phân li ra các cation kim loại hoặc cation và anion gốc axit.

1.2 – Độ điện li

Độ điện li cũng là kiến thức lí thuyết quan trọng các em cần đề cập trong sơ đồ sự điện li. Theo đó, chúng ta cần nhắc tới những vấn đề như sau:

  • Độ điện li alpha (α) của chất điện li được hiểu là tỉ số giữa số phân tử phân ra ion (n) và tổng số phân tử hoà tan (no).
  • Các chất điện li có độ điện li khác nhau năm trong khoảng từ 0 < α ≤ 1. Mặt khác, đối với các chất không điện li α = 0.
  • Khi biểu diễn độ điện li chúng ta sẽ sử dụng đơn vị phần trăm.
  • Yếu tố quyết định đến độ điện li chính là nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.

1.3 – Sự điện li là gì?

Sự điện li hay còn có tên gọi khác là ion hoá được hiểu là việc phân ly các chất trong nước. Quá trình này sẽ tạo ra ion âm (anion) và ion dương (cation) và trở thành nguyên nhân khiến dung dịch axit, bazơ hoặc muối có thể dẫn điện.

Bên cạnh đó, ta có thể hiểu sự điện li là quá trình nguyên tử hoặc phân tử tích điện tích âm hoặc dương, nhận thêm hoặc mất đi electron. Từ đó, tạo ra các ion và thường đi kèm với nhiều thay đổi hoá học khác.

  • Đối với ion dương: Tạo thành khi hấp thụ đủ năng lượng để giải phóng electron.
  • Đối với ion âm: Tạo thành khi một electron tự do đập vào nguyên tử mang điện trung hoà. Khi đó, chúng ngay lập tức bị giữ lại và thiết lập hàng rào thế năng với nguyên tử. Sở dĩ xảy ra hiện tượng trên là vì chúng không đủ năng lượng để thoát ra khỏi nên hình thành ion âm.

Mặt khác, chất điện li được hiểu là những chất ta trong nước hoặc nóng chảy phân li ra ion. Chúng bao gồm như axit, bazo, muối. Sự điện li sẽ được biểu diễn bằng phương trình.

1.4 – Điều kiện tồn tại dung dịch

Sơ đồ tư duy sự điện li cần đề cập tới điều kiện tồn tại dung dịch. Theo đó, các em cần nêu ra được những thông tin sau:

  • Đảm bảo được sự trung hoà về điện với tổng số mol của điện tích âm bằng với tổng số mol của điện tích dương.

3: Hệ thống “chứng khoán quốc tế” thành lập hàng chục sàn lừa đảo

Số molđiện tích = số molion.điện tíchion

  • Trong dung dịch các ion không xảy ra phản ứng với nhau.

Trên thực tế, các ion trong dung dịch thường kết hợp với nhau theo nhiều kiểu. Điển hình như tạo kết tủa, tạo chất khí, tạo chất điện li yếu.

1.5 – Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Vẽ sơ đồ tư duy sự điện li cần phải nêu được phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Cụ thể là những nội dung sau:

  • Phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li chính là phản ứng giữa các ion với nhau.
  • Phản ứng trao đổi các ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo thành một trong các chất như kết tủa, điện li yếu, khí.

1.6 – Chất điện li mạnh

Sự điện li sơ đồ tư duy cần để cập tới chất điện li mạnh. Vậy chúng ta cần nêu bật lên những nội dung gì ở phần này?

  • Chất điện li mạnh được biết là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
  • Các chất điện li mạnh sẽ có α = 1 và thường gặp ở các:

+ Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4

+ Bazo: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2

+ Hầu hết các muối.

  • Khi viết phương trình điện li của chất điện li mạnh ta dùng dấu mũi tên 1 chiều chỉ chiều của quá trình điện li. Ví dụ như H2SO4→2H++S.
  • Ngoài ra, các em cần ghi nhớ các chất điện li mạnh thường gặp là KNO3→K++NO3− hoặc HBr→H++Br−. Đối với những chất này khi tham gia phản ứng sẽ thao thành các sản phẩm từ các ion điện li được.

2. Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy Sự điện li

Khi đã nắm chắc kiến thức lý thuyết việc vẽ sơ đồ tư duy sự điện li sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các em có thể trình bày theo cách riêng của mình hoặc tham khảo những mẫu dưới đây:

3: Hướng dẫn cách nạp tiền vào Wefinex mà bạn nên biết

Mẫu sơ đồ tư duy sự điện li số 1

Mẫu sơ đồ tư duy sự điện li số 2

3. Ưu điểm khi sử dụng sơ đồ tư duy trong môn Hoá học

Sơ đồ tư duy đã và đang trở thành thuật ngữ quen thuộc với hầu hết mọi đối tượng. Từ học sinh, sinh viên, người đi làm đều sử dụng hình thức này để ghi nhớ thông tin tốt hơn. Không chỉ riêng với môn Hoá học các lĩnh vực trong đời sống đều áp dụng phương pháp này.

Sử dụng sơ đồ tư duy sự điện li sẽ sử dụng hình ảnh minh hoạ, từ khoá, đường nối, mũi tên biểu thị. Việc này giúp biểu thị được quan hệ nhiều chiều một cách khoa học nhất. Đồng thời, các em không phải dùng lời văn miêu tả rườm rà.

Mặt khác, sơ đồ tư duy nói chung đang được sử dụng ngày càng nhiều vì mang lại lợi ích thiết thực. Điển hình như:

3.1. Mang lại cái nhìn tổng quát

Mỗi sơ đồ tư duy đều phản ánh một nội dung khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung. Đó chính là mang lại cái nhìn tổng quát thông qua chủ đề chính, từ khoá quan trọng thông qua các nhánh cành, nhánh con. Đồng thời, các hình ảnh, màu sắc cũng được trình bày linh hoạt.

Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ mang lại cái nhìn tổng quát

Khi sử dụng sơ đồ tư duy sự điện li sẽ kích thích sự sáng tạo và tư duy logic. Hơn hết, các em cũng phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, hệ thống các cơ sở dữ liệu hiệu quả.

3.2. Dễ dàng thêm thông tin vào sơ đồ tư duy

3: Giá trị thị trường là gì? Bản chất của các giá trị thị trường?

Sơ đồ tư duy không chỉ nâng cao sự tập trung, khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, phương pháp này còn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân tư duy, sáng tạo, kích thích sự khám phá. Theo đó, các em thỏa sức tạo ra một sơ đồ theo cách riêng của mình.

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ dàng thêm thông tin quan trọng

=>> Xem thêm nội dung liên quan: Bài tập sự điện li

Chưa hết, học sinh cũng dễ dàng thêm các nhánh cành, nhánh con để bổ sung thông tin vào sơ đồ. Việc làm này còn giúp mỗi cá nhân xử lý thông tin nhanh, chuẩn xác, giải mã dữ liệu còn ẩn chứa. Nhờ đó, quá trình học tập trở nên vui vẻ, tràn đầy hứng khởi, giảm thiểu tối đa áp lực.

Tuy nhiên, khi lập sơ đồ tư duy các em cần phải chọn lọc các ý chính. Bởi đây sẽ là thông tin chủ đạo thể hiện cho chủ đề sắp triển khai và nên đặt ở vị trí trung tâm. Đồng thời, khi chia ra các nhánh hãy sử dụng màu sắc riêng để phân biệt và tổng hợp nội dung tốt hơn.

Trên đây là những phân tích chi tiết về sơ đồ tư duy sự điện li. Hi vọng các em học sinh cũng như quý thầy cô đã tìm thấy nội dung tham khảo hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ nhiều kiến thức hay.

==> Đăng kí ngay để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy các môn học tốt hơn

Tại đây =>> kienguru.vn <<=

Related Posts