- Sốt, xuất hiện bọng nước quanh các hốc tự nhiên.
- Da bị mẩn đỏ hoặc phát ban lan rộng, phồng rộp và bong tróc.
- Khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
- Đau ở vùng bụng phía trên bên phải.
- Ăn mất ngon, mệt mỏi, ngứa ngáy.
- Nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét.
- Vàng da hoặc mắt.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Panalganeffer và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Panalganeffer, bạn nên lưu ý những gì?
Chống chỉ định sử dụng thuốc Panalganeffer 500mg (hoặc 80mg, 150mg, 250mg) cho các trường hợp sau:
- Quá mẫn với paracetamol hoặc bất kỳ các thành phần nào của thuốc.
- Người mắc bệnh gan nặng, bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi.
- Có tiền sử thiếu máu nhiều lần.
- Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
Không sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác có chứa paracetamol, hay còn gọi là acetaminophen (APAP) để tránh xảy ra tình trạng quá liều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
3: Biểu hiện bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Có cần phẫu thuật không?
Một số chế phẩm Panalganeffer có thể chứa thành phần aspartam, không thích hợp để sử dụng cho người bị phenylceton – niệu.
Bệnh nhân thiếu máu cần thận trọng khi dùng thuốc Panalganeffer, bởi vì các biểu hiện của chứng xanh tím có thể không được rõ ràng, mặc dù nồng độ methemoglobin trong máu ở mức độ cao nguy hiểm.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đang cần hạn chế muối.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Panalganeffer trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhận định về tính an toàn của paracetamol trong giai đoạn thai kỳ, đồng thời chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng có hại nào xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Tuy nhiên, khuyến cáo phụ nữ có thai và đang cho con bú chỉ nên sử dụng Panalganeffer khi thật sự cần thiết.
Tương tác thuốc
Thuốc Panalganeffer có thể tương tác với những thuốc nào?
3: Neopeptine® là thuốc gì? Công dụng & liều dùng Hello Bacsi
Thuốc Panalganeffer 500mg (80mg, 150mg, 250mg) có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc Panalganeffer bao gồm:
- Cholestyramin
- Cloramphenicol
- Coumarin và dẫn chất indandion.
- Phenothiazin
- Phenytoin
- Barbiturat
- Carbamazepin
- Isoniazid
Thuốc Panalganeffer có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Trong thời gian sử dụng thuốc Panalganeffer, bạn nên tránh rượu bia và các loại thức uống có chứa cồn, do có thể làm tăng độc tính của thuốc đối với gan.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Panalganeffer?
3: Giãn ruột sinh lý ở trẻ: Biểu hiện và kéo dài bao lâu? – Nutrihome
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt đã được đề cập trong mục Thận trọng/Cảnh báo.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản Panalganeffer như thế nào?
Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C.
Tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.
Để xa tầm tay trẻ em.