Vì sao nước bọt có mùi hôi? Biện pháp khắc phục hiệu quả

Nước bọt có mùi hôi

Nước bọt có mùi hôi là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do các nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng không cẩn thận, ăn thực phẩm có mùi nồng, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, bệnh liên quan đến đường tiêu hóa… Để khắc phục trình trạng trên, bạn có thể áp dụng những cách sau: súc miệng với nước chanh, nhai kẹo cao su, thay đổi kem đánh răng, điều chỉnh thực đơn ăn uống…

1. Vì sao nước bọt có mùi hôi

Theo chia sẻ của bác sĩ Hồ Nhật Anh – Bác sĩ tại Nha Khoa Paris chi nhánh Đà Nẵng, hiện tượng nước bọt có mùi hôi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như: vệ sinh răng miệng chưa tốt, ăn thực phẩm có mùi, phục hình răng giả, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể…

1.1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng chưa tốt

Tình trạng nước bọt có mùi hôi xảy ra chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng. Nếu như chỉ sử dụng bàn chải đánh răng thông thường thì các mảng bám, cặn thức ăn còn đọng lại trong các kẽ răng rất khó được loại bỏ triệt để.

Vi khuẩn có sẵn trong miệng sẽ phân hủy thức ăn. Khi đó, thức ăn hòa tan vào nước bọt tiết ra và gây nên những mùi hôi khó chịu. Đây chính là nguyên nhân các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để làm sạch khoang miệng.

1.2. Thực phẩm có mùi

3: Giải đáp: Công dụng của vitamin B3 với cơ thể là gì?

Các loại thực phẩm như hành, tỏi, sầu riêng, mắm tôm… cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nước bọt có mùi. Thậm chí, trong quá trình giao tiếp, mọi người xung quanh còn có thể dễ dàng nhận ra thực phẩm mà bạn vừa ăn.

Tuy nhiên, nếu bị hôi miệng do thực phẩm thì bạn không cần quá lo ngại. Bạn có thể loại bỏ mùi hôi nhanh chóng bằng cách ăn rau thơm, chải răng hoặc dùng nước súc miệng chuyên dụng.

1.3. Phục hình răng giả

Hàm giả tháo lắp là phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng mất một răng, nhiều răng hay thậm chí là toàn hàm. Tuy nhiên, nếu như bạn không vệ sinh hàm giả thường xuyên thì vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi và khiến cho nước bọt có mùi.

Ngoài ra, trong trường hợp răng tháo lắp có kích thước không phù hợp thì bạn cần tới gặp bác sĩ để điều chỉnh lại, giúp ngăn ngừa tổn thương niêm mạc, nướu và các bệnh lý gây hôi miệng khác như sâu răng, viêm nha chu…

Bên cạnh đó, răng giả kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho răng, nướu bị kích ứng. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây nên mùi hôi miệng.

1.4. Nước bọt có mùi hôi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

3: Calcitriol là thuốc gì? Công dụng & liều dùng Hello Bacsi

Sự lão hóa của cơ thể khiến cho tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Nước bọt tiết ra ít hơn làm cho miệng dễ bị khô. Khi đó, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và khiến cho nước bọt có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, hiện tượng hơi thở có mùi do hôi miệng còn thường xảy ra ở những người uống ít nước hoặc dùng thuốc tây quá nhiều.

1.5. Bệnh về đường tiêu hóa

Nước bọt có mùi khó chịu cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày… Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên là hỗn hợp bao gồm thức ăn, acid và dịch vị trong dạ dày thoát ra ngoài bằng đường miệng.

1.6. Nước bọt có mùi hôi do bệnh về đường hô hấp

Tương tự như các bệnh lý tiêu hóa, những bệnh về đường hô hấp cũng tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Khi bị viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản… quá trình tiết nước bọt sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, những dịch mủ tồn tại lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến cho nước bọt có mùi. Hiện tượng trên rất khó xử lý nếu như chưa điều trị triệt để các bệnh lý về đường hô hấp.

1.7. Nước bọt hôi do bệnh lý răng miệng

3: Hướng dẫn các bài tập luyện thở khí công – Elipsport

Tất cả các bệnh lý răng miệng đều có thể khiến vi khuẩn cùng các chất bã tích tụ và gây nên những mùi hôi đặc trưng. Đặc biệt là bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng, viêm lợi có xuất huyết kèm chảy mủ…

Không chỉ hơi thở có mùi hôi khó chịu, các bệnh lý trên còn đi kèm với những triệu chứng điển hình khác như: đau nhức răng kéo dài, chảy máu chân răng, răng nhạy cảm hơn…

2. Làm sao để nhận biết nước bọt hôi

Bạn có thể dễ dàng biết được bản thân có gặp phải tình trạng nước bọt hôi hay không bằng những cách sau:

  • Hỏi ý kiến người thân về hơi thở của mình hoặc chú ý quan sát phản ứng của người đối diện khi giao tiếp ở khoảng cách gần.
  • Sử dụng tăm bông để lấy nước bọt trong miệng. Sau một lúc, nếu thấy tăm bông chuyển màu hoặc xuất hiện mùi hôi thì hơi thở của bạn đang gặp vấn đề.
  • Cho một ít nước bọt ra mu bàn tay và ngửi thử sau khoảng vài phút, bạn sẽ thấy nước bọt có mùi hay không.
  • Dùng chỉ nha khoa cho vào kẽ răng và ngửi để xác định mùi của nước bọt.
  • Đến cơ sở nha khoa uy tín đo nồng độ mùi bằng các thiết bị chuyên dụng để khẳng định chính xác tình trạng nước bọt.

3. Cách chữa nước bọt có mùi hôi

Theo chia sẻ của bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, khi gặp phải tình trạng nước bọt có mùi, bạn có thể áp dụng những cách sau để khắc phục:

  • Dùng chanh: Vắt nửa quả chanh vào cốc nước và thêm một chút muối để súc miệng. Các acid ở trong chanh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi nhanh chóng và giúp hơi thở thơm mát.
  • Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su không đường sau bữa sáng làm tăng lượng nước bọt tiết ra, giúp loại bỏ các vi khuẩn trong miệng. Do đó, đây cũng là một biện pháp khắc phục mùi hôi miệng mà bạn không nên bỏ qua.
  • Thay đổi kem đánh răng: Sau khi đánh răng, nếu vẫn thấy hơi thở có mùi, bạn hãy thử đổi sang kem đánh răng có chứa thành phần kháng khuẩn. Bạn có thể tham khảo một số loại kem đánh răng trị hôi miệng như: Ajona, MEDIAN Dental IQ 93%, Optifresh Oriflame, Eucryl Toothpaste…
  • Vệ sinh sạch sẽ: Mỗi ngày, bạn cần duy trì thói quen chải răng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy súc miệng chuyên dụng để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn thừa trong kẽ răng. Ngoài ra, bạn hãy làm sạch lưỡi bằng các dụng cụ chuyên dụng bởi đây nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn.
  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống: Bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi, mắm tôm… Thay vì thế, bạn hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để răng nướu thêm khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nước bọt có mùi hôi. Nếu hiện tượng trên không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Related Posts