Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì … – Hello Bacsi

Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không

Trở lại với câu hỏi của chị Ngọc Mai là nhân xơ tử cung uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết hay không?, bác sĩ Nhung xin trả lời chị như sau:

  • U xơ tử cung không có triệu chứng: Tình trạng này chiếm đa số, không cần điều trị. Tuy nhiên, chị em gặp phải tình trạng này cần đi khám và theo dõi định kỳ mỗi 6 – 12 tháng/lần thông qua thăm khám và siêu âm phụ khoa.
  • U xơ tử cung có triệu chứng: Phụ thuộc và vị trí, kích thước, số lượng khối u và mong muốn có thai sau này mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật, thủ thuật loại bỏ khối u xơ.

Trả lời cho thắc mắc của chị Ngọc Mai về việc nhân xơ tử cung dùng thuốc gì? Bác sĩ có thể cho chị dùng các thuốc sau. Tuy nhiên, phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn được khối u, nhưng có thể làm teo nhỏ, ngăn không cho khối u to lên và điều trị triệu chứng người bệnh gặp phải. Các loại thuốc bao gồm:

  • Chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH)
  • Dụng cụ tử cung giải phóng progestin (IUD), progestin ngoại sinh khác
  • Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Progesterone (SPRMs)
  • Chống viêm không steroid (NSAID)
  • Axit tranexamic: khi gặp tình trạng rong kinh, cường kinh.
  • Thuốc tránh thai hằng ngày
  • Vitamin và khoáng chất sắt nếu mất máu nhiều và thiếu máu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng xin đề cập thêm là với các bệnh nhân cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng khối u, mong muốn mang thai sau này, mong muốn giữ lại tử cung, mức độ dính, kinh nghiệm phẫu thuật viên… mà sẽ có phương pháp phẫu thuật phù hợp như: bóc u xơ, cắt tử cung (bán phần hoặc toàn bộ).

  • Bóc u xơ tử cung qua đường bụng hoặc âm đạo, nội soi hoặc mổ mở.
  • Cắt tử cung: cắt tử cung là phương pháp phẫu thuật điều trị tận gốc u xơ tử cung, có thể cắt 2 buồng trứng hoặc không. Cắt tử cung đồng nghĩa với việc sau này không thể tự mang thai được nữa. Phẫu thuật này cũng có thể được thực hiện bằng nội soi, qua đường âm đạo hoặc mở bụng.

3: Uống thuốc sắt khi nào: 19 viên uống bổ sung sắt tốt nhất – Nutrihome

Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới còn nhiều phương pháp điều trị khác như:

  • Phẫu thuật siêu âm hội tụ có hướng dẫn bằng MRI (FUS)
  • Nút động mạch tử cung
  • Liệu pháp lạnh
  • Làm nhỏ khối u bằng sóng radio

Vậy nhân xơ tử cung uống thuốc có hết hay không?

nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không

Trường hợp của chị Ngọc Mai, 42 tuổi, phát hiện nhân xơ tử cung, triệu chứng kinh nguyệt kéo dài và đau khi quan hệ tình dục, thăm khám bác sĩ đánh giá chưa cần phẫu thuật mà được chỉ định dùng thuốc điều trị triệu chứng. Các thuốc điều trị như đã kể ở trên chỉ có thể ngăn cản khối u to lên, điều trị triệu chứng mà chị gặp phải, một số loại có thể làm teo nhỏ khối u, tuy nhiên chưa có loại thuốc nào có thể làm mất hoàn toàn khối u cả. Không phải thuốc điều trị nào cũng làm giảm kích thước khối u. Cắt tử cung là phương pháp duy nhất điều trị hoàn toàn u xơ tử cung.

3: Nhận biết một số dấu hiệu vô sinh nữ giới ít ai ngờ đến | Medlatec

Vì vậy, tuy kích thước khối u không giảm nhưng sau khi dùng thuốc nếu chị nhận thấy đã cải thiện được triệu chứng, cụ thể ở đây là hết tình trạng rong kinh thì hãy tiếp tục duy trì theo phác đồ bác sĩ đã cho. Nếu chưa cải thiện được triệu chứng chị Ngọc Mai nên thăm khám lại để bác sĩ có thể thay đổi phác đồ điều trị phù hợp.

Chị cũng nên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn, để khám, siêu âm theo dõi kích thước khối u. Ngoài ra, chị nên duy trì lối sống sinh hoạt, ăn uống, tập luyện và đời sống tình dục lành mạnh, điều độ để có thể có sức khỏe tốt.

Chị Ngọc Mai và các độc giả có thể xem thêm các bài viết:

Cắt tử cung có còn kinh nguyệt không? Phụ nữ sẽ thay đổi thế nào sau khi phẫu thuật?

3: Gel trị mụn Megaduo: Cách dùng và những điều cần lưu ý – YouMed

Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi nào cần mổ u xơ tử cung? Phẫu thuật này có nguy hiểm không?

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Related Posts