Những tư thế ngồi ảnh hưởng không tốt tới cơ thể của bạn

Ngồi vắt chéo chân

Ngồi đè lên chân

Bạn đã từng nhiều lần vô thức ngồi đè lên chân mình, sau đó không bước đi nổi vì cảm giác tê chân? Nếu vậy, hãy chú ý tránh xa tư thế ngồi này, bởi nó cực kỳ có hại đấy! Khi chân bị đè nặng, tĩnh mạch chân sẽ bị tích tụ dịch, dẫn đến bệnh tĩnh mạch mãn tính, suy tĩnh mạch.

Ngồi vắt chéo chân

Tư thế ngồi quen thuộc hàng đầu của các chị em phụ nữ cũng chính là thói quen ảnh hưởng đến khung xương chậu nhiều nhất. Theo nghiên cứu, khi bạn vắt chéo chân, 1 bên xương chậu sẽ cao hơn bên còn lại, lâu dần tình trạng phát triển lệch sẽ xảy ra, nhất là giai đoạn dậy thì.

3: Zidocin DHG là thuốc gì? Công dụng & liều dùng Hello Bacsi

Người ta khuyến cáo rằng việc sử dụng tư thế ngồi này thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ đau lưng và cổ. Ngoài ra, ngồi vắt chéo chân còn có thể làm tổn thương dây thần kinh, gây tăng huyết áp, suy tĩnh mạch và nguy cơ hình thành cục máu đông cực kỳ nguy hiểm. Ngồi vắt chéo chân đẹp mắt nhưng không tốt cho cơ thể chút nào.

Ngồi thõng người trên ghế

Khi ngồi trong chiếc ghế quá cao hoặc quá thấp, bạn có xu hướng để thõng cơ thể, buông chân lủng lẳng hoặc ngả ngớn hẳn trên ghế. Điều này sẽ khiến cho các cơ bắp trở nên nhạy cảm, dễ bị đau và nhanh lão hóa.

3: Thiên đầu thống là bệnh gì? cách điều trị – Xét nghiệm MEDLATEC

Để chân lơ lửng quá lâu có thể dẫn đến giảm lưu thông ở chân của bạn và thậm chí giãn tĩnh mạch. Còn ngả ngớn người trong ghế, nghiêng về phía trước khi ghế quá thấp có thể gây căng thẳng trên lưng dưới, thậm chí có thể tổn thương đĩa đệm cột sống, tồi tệ hơn là bị thoát vị đĩa đệm khiến cho bạn già đi rất nhiều.

Tốt nhất bạn nên ngồi thẳng lưng, bàn chân nằm trên mặt đất, hông và đầu gối ở góc 90 độ, tránh chéo chân.

Ngồi một chỗ quá lâu

Đây có lẽ là vấn đề mà mọi nhân viên văn phòng đều phải đối mặt mỗi ngày. Không chỉ gây béo bụng như bạn vẫn nghĩ, việc ngồi nhiều giờ liền để làm việc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác, như ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng, tiểu đường,…

3: Hội chứng turner là gì – Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị ra sao

Bên cạnh đó, ngồi một chỗ quá lâu có thể tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Khi bạn chuyển sang tư thế nằm, máu sẽ đột ngột dồn đến, làm cơ cổ sưng lên, khiến bạn cảm thấy khó thở, thậm chí ngưng thở.

Ngồi kiểu chữ W

Đây là một trong những tư thế không có lợi được hình thành khi chúng ta còn nhỏ. Rất nhiều trẻ em duy trì kiểu ngồi này như một thói quen từ lúc bắt đầu tập ngồi. Sở dĩ là bởi nó là giúp cơ thể chúng ta thăng bằng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tư thế ngồi chữ W lại dồn quá nhiều áp lực, khiến cơ chân bị co rút và khớp gối bị nới lỏng, ảnh hưởng tiêu cực đến liên kết xương và dáng đi.

Mặt khác, nó còn hạn chế hoạt động, cũng như sự phát triển của các cơ ở thân. Về lâu dài, trẻ sẽ gặp vấn đề về khả năng cân bằng, phối hợp, hay kĩ năng vận động đòi hỏi sử dụng những loại cơ lớn

Minh Anh (t/h)

Related Posts