Hội chứng đuôi ngựa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa là bệnh lý nguy hiểm, gây ra tình trạng đau lưng dữ dội. Khi không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như tê liệt, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn sinh dục.

hội chứng đuôi ngựa

Tủy sống nằm trong ống sống, kết thúc tại phần trên cột sống thắt lưng. Những rễ thần kinh riêng rẽ tại đoạn cuối tủy sống tiếp tục di chuyển dọc bên trong ống sống. Chức năng của các dây thần kinh này là gửi và nhận tín hiệu thần kinh từ hai chân, những cơ quan vùng chậu như bàng quang, trực tràng. Chúng chi phối vận động và cảm giác cho hai chân, bàng quang. Do có hình dạng đuôi ngựa nên được gọi là đám rối thần kinh đuôi ngựa. (1)

Hội chứng đuôi ngựa là gì?

Hội chứng đuôi ngựa hay hội chứng chùm đuôi ngựa CES (Cauda Equina Syndrome) là tình trạng rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép, ảnh hưởng tới chức năng vận động và cảm giác đến hai chân, bàng quang, trực tràng. Các biến chứng nặng của hội chứng này là tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ, tê liệt hai chân vĩnh viễn. Người bệnh thường nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa

Các triệu chứng điển hình của hội chứng CES là: (2)

  • Đau thắt lưng dữ dội, kém đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
  • Yếu liệt cơ, rối loạn hay mất cảm giác kèm theo cảm giác đau một hay cả hai chân.
  • Có khả năng mất cảm giác vùng chậu.
  • Rối loạn chức năng bàng quang như bí tiểu, tiểu khó…
  • Đại tiểu tiện mất tự chủ.
  • Rối loạn cảm giác của bàng quang hay trực tràng.
  • Rối loạn chức năng sinh dục.
  • Mất phản xạ tại chân.

3: Thuốc Augbidil có tác dụng gì? Liều dùng và những lưu ý. – AiHealth

đau thắt lưng dữ dội

Một số bệnh sử có liên quan gồm:

  • Bị chấn thương lưng gần đây.
  • Phẫu thuật cột sống thắt lưng gần đây.
  • Có tiền sử ung thư.
  • Bị nhiễm trùng nặng gần đây.

Nguyên nhân gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Đĩa đệm sẽ thoái hóa theo tuổi tác, những dây chằng cố định nó bắt đầu yếu dần. Khi bị kéo căng quá mức hay chấn thương vùng cột sống thắt lưng có khả năng gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và biến chứng hội chứng chùm đuôi ngựa. (3)

Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây bệnh là:

  • Khối u hay tổn thương cột sống.
  • Nhiễm trùng ở cột sống.
  • Bị hẹp ống sống bẩm sinh hay do chấn thương.
  • Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến cột sốt thắt lưng như té ngã, tai nạn giao thông…
  • Có sự bất thường bẩm sinh như dị dạng động tĩnh mạch cột sống.
  • Xuất huyết tủy sống.
  • Những biến chứng sau phẫu thuật cột sống thắt lưng hay gây tê tủy sống.

Biến chứng khi mắc hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa khi không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:

  • Đau mạn tính
  • Tê liệt 2 chân kèm mất cảm giác, phản xạ
  • Đại tiểu tiện mất kiểm soát
  • Rối loạn sinh dục (giảm ham muốn, rối loạn cương dương)

Chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa như thế nào?

Bác sĩ sẽ dựa vào những điều dưới đây để chẩn đoán bệnh, cụ thể:

  • Bệnh sử y tế, trong đó giải đáp những thắc mắc về sức khỏe và những triệu chứng, hoạt động.
  • Thăm khám lâm sàng nhằm đánh giá sức mạnh, phản xạ, cảm giác, sự cân bằng, khả năng phối hợp, chuyển động.
  • Chụp MRI: Đây là xét nghiệm chẩn đoán hỗ trợ dựng hình ảnh ba chiều của cấu trúc cơ thể nhờ sử dụng từ trường, công nghệ máy tính. Kết quả MRI cho thấy hình ảnh tủy sống, rễ thần kinh và những khu vực xung quanh.
  • Chụp tủy sống (myelogram): Chụp X-quang ống sống sau khi tiêm chất cản quang vào khoang dịch não tủy. Kết quả chụp có thể cho thấy tủy sống hay những dây thần kinh trong ống sống bị đẩy lệch do nhân đệm thoát vị, gai xương, khối u…
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được chỉ định cho những người nghi ngờ mắc hội chứng chùm đuôi ngựa do nhiễm trùng hay do những tình trạng viêm mạn tính.

Các phương pháp điều trị

  • Khi có triệu chứng của hội chứng đuôi ngựa, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm giảm bớt áp lực lên dây thần kinh.
  • Trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh để cải thiện những khiếm khuyết cảm giác, vận động hai chi dưới và chức năng bàng quang, trực tràng.
  • Một số trường hợp phẫu thuật sau khung giờ lý tưởng 48 giờ vẫn phục hồi đáng kể hơn là các trường hợp không phẫu thuật.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng liều cao corticosteroid. Thuốc này giúp cải thiện tình trạng phù nề cho người bệnh.
  • Khi được chẩn đoán bị nhiễm trùng, người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân do khối u, xạ trị hay hóa trị sau khi phẫu thuật là điều cần được cân nhắc.

3: Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là dấu hiệu của những bệnh gì?

hội chứng chùm đuôi ngựa

Tiên lượng sau phẫu thuật

Tiên lượng sau phẫu thuật của mỗi người bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: (4)

  • Mức độ tổn thương của dây thần kinh ở thời điểm phẫu thuật.
  • Thời gian dây thần kinh giải nén.
  • Nếu phẫu thuật sớm và thành công, chức năng của ruột và bàng quang sẽ phục hồi trong vài năm sau đó. Thời gian phục hồi sẽ được rút ngắn khi người bệnh áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ sau phẫu thuật.

Với trường trường điều trị muộn, tổn thương vĩnh viễn có khả năng đã xuất hiện. Phẫu thuật sẽ không mang lại hiệu quả điều trị cao. Hội chứng đuôi ngựa khi đó đã chuyển sang thể mạn tính. Người bệnh bị mất chức năng ruột và bàng quang cùng nhiều cơ quan khác. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, bạn cần học cách thích nghi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh, đồng thời cải thiện tinh thần và chăm sóc thể chất.C

Những biện pháp phục hồi chức năng

1. Chức năng vận động của hai chi dưới

  • Vận động trị liệu gồm những bài tập vận động dựa vào đánh giá sức cơ, tầm vận động khớp để giúp cải thiện lực cơ, giới hạn vận động khớp và tăng cường những hoạt động chức năng.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập huấn luyện khả năng di chuyển. Dụng cụ chỉnh trục sau phẫu thuật bằng nẹp cẳng bàn chân sẽ giúp người bệnh di chuyển thuận tiện hơn.

2. Chức năng của bàng quang

Điều trị những rối loạn bàng quang thần kinh chủ yếu dựa theo kết quả đo niệu động học với những mục tiêu như làm bàng quang rỗng thường xuyên và hoàn toàn không ứ đọng nước tiểu, hỗ trợ người bệnh kiểm soát tốt vấn đề tiểu tiện, ngăn ngừa những biến chứng nhiễm trùng tiết niệu, không gây trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận. Những biện pháp phục hồi chức năng như:

  • Thực hiện những bài tập cơ đáy chậu, cơ thành bụng.
  • Thông tiểu cho người bệnh bằng cách đặt sonde tiểu lưu hay đặt cách quãng.

3. Chức năng của trực tràng

Mục tiêu của biện pháp này là hình thành thói quen hoạt động hàng ngày của đường ruột, hạn chế tối thiểu những tổn thương thứ cấp của đường ruột (bệnh trĩ, nứt hậu môn…). Những biện pháp phục hồi chức năng sẽ gồm chế độ ăn uống, luyện tập và hoạt động đại tiện điều độ:

  • Luyện tập cho đường ruột hoạt động tại một thời điểm nhất định trong ngày hay cách ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Cần cho người bệnh ngồi bô hay bồn cầu. Nếu người bệnh không ngồi được, người nhà có thể cho nằm nghiêng trái để phân đặc lại.

4. Chức năng sinh dục

3: Những tổn thương ngón tay hay gặp

Người bệnh sẽ được áp dụng những biện pháp phục hồi chức năng sinh dục như:

  • Điều chỉnh rối loạn cương dương.
  • Tăng ham muốn giao hợp.

Phòng ngừa hội chứng đuôi ngựa

  • Tránh ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu.
  • Tránh mang vác vật nặng, không sử dụng vùng thắt lức quá mức.
  • Có biện pháp phòng ngừa chấn thương khi tập thể dục thể thao, tham gia giao thông, lao động.
  • Tránh cúi gập người tối đa, sau đó ngửa ra đột ngột vì sẽ gây rách vòng xơ bao quanh nhân nhầy đĩa đệm, làm nhân nhầy thoát ra, chèn ép vào rễ thần kinh vùng đuôi ngựa.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ thoát vị và chèn ép chùm đuôi ngựa.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Khi mắc hội chứng đuôi ngựa, người bệnh cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Nếu được xử lý kịp thời, người bệnh sẽ kiểm soát tốt triệu chứng, cải thiện chức của các cơ quan, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Trong khi, trì hoãn chữa trị có thể làm tăng nguy cơ tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Related Posts