Do đó, các bệnh nhân COVID-19 nên thận trọng và cân nhắc đối với việc áp dụng phương pháp xông hơi, nhất là người già, trẻ em hoặc người mắc bệnh mạn tính. Cách tốt nhất là không nên xông hơi toàn thân và xông trực tiếp vào người.
Vậy những ai nên xông và không nên xông khi mắc COVID-19? Đối với người mắc bệnh COVID-19 nhẹ hoặc đã âm tính thì có thể xông hơi để làm dịu đường hô hấp và hạn chế sự phát triển của virus. Ngược lại, đối với bệnh nhân có biến chứng nặng như khó thở, cần thở máy… thì không nên xông hơi mà cần nhập viện để được điều trị kịp thời.
Xông hơi trong mùa dịch như thế nào đúng cách và an toàn?
Mặc dù xông hơi không chữa được COVID-19 nhưng đối với người khỏe mạnh, người mắc bệnh COVID-19 nhẹ vẫn được khuyến khích xông hơi chỗ ở và xông mũi họng để chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn. Sau đây là những phương pháp xông hơi được Bộ Y tế cho phép áp dụng:
1. Xông hơi phòng ở, nơi làm việc
3: Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào là tốt nhất? – Avisure Mama
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, tía tô, tràm gió… hoặc tinh dầu từ các nguyên liệu này.
Liều lượng cần dùng để xông hơi: Có thể dùng một loại thảo dược hoặc kết hợp nhiều loại với nhau với liều lượng là 200 – 400 gram mỗi loại. Nếu dùng tinh dầu để xông thì bạn có thể chuẩn bị từ 2 – 4 ml, tùy thuộc vào diện tích phòng.
3: Các thuốc trị ngứa vùng kín bôi ngoài da dành cho nữ giới | Medlatec
Phương pháp thực hiện: Bạn có thể xông phòng theo 2 cách, bao gồm đun sôi thuốc và hít hơi thuốc vào hoặc dùng máy xông, bình xịt phòng. Mỗi ngày xông từ 2 đến 3 lần là được.
Lưu ý khi xông phòng:
- Không xông trực tiếp vào người
- Không xông tinh dầu trong phòng nếu có người dị ứng tinh dầu, trẻ dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử co giật, động kinh…
- Chú ý đến việc thông gió hàng ngày để tránh ô nhiễm không khí trong nhà tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
2. Xông hơi tại chỗ vùng mũi họng
Nguyên liệu: Sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, tía tô… Bạn nên sử dụng các dược liệu đã được Bộ Y tế khuyến cáo.
3: PHƯƠNG THỨC TỰ SÁT VÀ CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI CÓ Ý
Cách thực hiện: Đun sôi nước và dược liệu đã chuẩn bị. Sau đó, bạn ngồi trước nồi xông, dùng khăn hoặc tấm vải dày che đầu và cổ để hơi nước trực tiếp đi vào mũi miệng mà không thoát ra ngoài. Chỉ nên xông hơi tại chỗ vùng mũi họng, không xông toàn thân để tránh mất nước và điện giải. Sau khi xông hơi xong, bạn dùng khăn sạch lau mặt và tránh ra gió.
Thời gian xông hơi: Mỗi lần xông khoảng 10 đến 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần. Lưu ý là bạn không nên xông quá lâu để tránh rủi ro, chẳng hạn như nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp do hơi nước nóng.
Nói tóm lại, vấn đề người bệnh COVID-19 có nên xông hơi không còn tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau. Bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng, đặc biệt là khi trong gia đình có trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh mãn tính. Ngoài ra, xông hơi không phải là phương pháp ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 tuyệt đối. Vì vậy, bạn và gia đình vẫn nên tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch nhé!