1. Định nghĩa:
Dị dạng lõm ngực bẩm sinh là sự lõm vào của thành ngực trước do sự phát triển bất thường của xương sườn và xương ức
2. Dịch tễ:
– Nam gặp nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ: 4/1 – Lõm ngực bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1/400 – 1/500 ở trẻ sinh ra còn sống. – Thường gặp ở chủng tộc da trắng, ít gặp ở chủng tộc da đen. – Có yếu tố gia đình: Gặp từ 37 – 47 % ở những gia đình đã có người bị lõm ngực bẩm sinh
3. Các tổn thương bẩm sinh của lồng ngực:
– Gù vẹo cột sống (Scoliosis) – Lõm xương ức (Pectus Excavatum – Funnel Chest). – Lồi xương ức (Pectus Carinatum – Pigeon Chest). – Ngực bẹt (Platythorax) – Thiểu sản xương sườn và cơ ngực lớn (Poland Syntrome) – Khuyết xương ức (Cleft Sternum)
4. Phân loại dị dạng lồng ngực
3: Góc giải đáp: U vú lành tính và ác tính khác nhau như thế nào?
5. Đặc điểm lâm sàng – Mệt mỏi, hồi hộp – Đau vùng trước ngực nhất là khi ăn – Thở nhanh nông, nhất là khi gắng sức – Nhịp tim nhanh, đôi khi nghe tim có âm thổi – Nhiễm trùng hô hấp kéo dài, có thể dẫn đến hen phế quản – Biến dạng về hình thể: Gầy, lõm ngực, ngực lép, gù, vẹo cột sống. 6. Vai trò CT scan trong di dạng lõm ngực Chụp cắt lớp điện toán là phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất giá trị trong chẩn đoán bệnh lõm ngực, giúp chẩn đoán chính xác một số bệnh lý kết hợp sau: – Đánh giá mức đột chèn ép tim và sự di lệch của tim. – Đánh giá chèn ép phổi và xẹp phổi. – Đánh giá chính xác sự mất cân xứng trong lồng ngực, xoắn vặn của xương ức và sự cốt hóa của các sụn sườn. – Đánh giá mức độ lõm ngực dựa trên chỉ số Haller – HI (Haller Index)
- Chỉ số Haller: Chỉ số Haller được đưa ra bởi Haller và cộng sự vào năm 1987, được định nghĩa là tỉ lệ giữa đường kính ngang lớn nhất của lồng ngực được đo từ thành trong thành ngực 2 bên (đường T) và đường kính trước sau ngắn nhất từ xương ức đến bờ trước đốt sống [đường A]. Chỉ số Haller được đo như sau: Chọn lát cắt qua vị trí lõm nhất của xương ức, chỉ số Haller = T/A với T là đường kính ngang lớn nhất được đo từ thành trong lồng ngực, A là khoảng cách từ vị trí lõm nhất của xương ức đến bờ trước đốt sống.
- Đánh giá độ nặng lõm ngực trước phẫu thuật dựa vào chỉ số Haller như sau:
– Nhẹ: HI < 3,2 – Trung bình: HI từ 3,2-3,5 – Nặng: HI từ 3,6-6,0 – Rất nặng: HI > 6,0
- Đánh giá kết quả sau phẫu thuật đặt thanh và sau phẫu thuật rút thanh dựa vào chỉ số Haller theo tác giả Goretsky và Nuss như sau:
– Kết quả tốt: HI ≤ 2,5 – Kết quả khá: 2,5 < HI < 3,25 – Kết quả kém: HI ≥ 3,25
Chỉ số mất cân xứng lồng ngực: Chỉ số mất cân xứng lồng ngực là tỉ lệ giữa đường kính trước sau lồng ngực bên lõm hơn và đường kính trước sau lồng ngực đối bên. Trong hình trên, chỉ số này là R/T. Chỉ số này bình thường bằng 1. Nếu chỉ số này < 1 thì lồng ngực mất cân xứng hai bên, chỉ số này càng nhỏ chứng tỏ sự mất cân xứng hai bên càng nhiều.
Chỉ số đốt sống ngực thấp: Chọn lát cắt qua vị trí lõm nhất của xương ức, chỉ số đốt sống ngực thấp = v/c+c với v là đường kính trước sau thân sống, c là đường kính trước sau từ vị trí lõm nhất của xương ức đến bờ trước đốt sống
3: Sinh mổ có được ăn khoai lang không? | TCI Hospital
Góc xoay xương ức: Góc xoay xương ức là góc giữa đường tiếp tuyến với xương ức và đường song song với đường kính ngang. Trong hình trên, góc xoay xương ức là góc a. Góc xoay xương ức từ 0-300 là xoay nhẹ. Góc xoay xương ức trên 300 là xoay nhiều.
7. Điều trị:
- Ngoại khoa chủ yếu với phẫu thuật NUSS
- Lứa tuổi phù hợp để phẫu thuật:
– Theo tác giả Hyung Joo Park nên phẫu thuật cho trẻ từ 3 – 5 tuổi – Theo tác giả NUSS có thể chỉ định phẫu thuật rộng hơn từ 6 – 18 tuổi – Tuy nhiên người ta cần chú ý đến 2 yếu tố sau đó lựa chọn thời điểm phẫu thuật: Nếu phẫu thuật sớm quá trong khi thanh kim loại nâng xương ức phải duy trì từ 2 – 3 năm sẽ hạn chế sự phát triển của lồng ngực khi trẻ phát triển về thể chất. Nếu phẫu thuật muộn quá khi sụn đã cốt hóa xương trở nên cứng sẽ hạn chế khả năng nâng đỡ của thanh kim loại. Nên lứa tuổi phù hợp nhất nên từ 4 – 14 tuổi
- Chỉ định phẫu thuật khi có ít nhất 2 trong các tiêu chí sau:
– Có triệu chứng lâm sàng: Mệt khi gắng sức, đau ngực khi vận động nhiều, hen, viêm đường hô hấp tái diễn. – Lõm ngực tiến triển – Hô hấp đảo ngược – HJ > 3,25 – Siêu âm tim hoặc CTscan lồng ngực có chèn ép tim, đẩy lệch tim, chèn ép nhu mô phổi – Phế dung kế có giảm chức năng hô hấp – Siêu âm van 2 lá, block nhánh, hay các bệnh tim thứ phát do chèn ép – Phẫu thuật lần 1 thất bại – Mặc cảm nặng về hình dáng cơ thể
- Phẫu thuật NUSS (các bước tiến hành)
– Dùng chỉ theo khâu vòng mặt dưới xương ức ở vị trí mũi ức, treo lên giá đỡ để nâng cao xương ức – Rạch da đường nách giữa 2 bên – ngang điểm ½ của phần xương ức bị lõm, tương ứng với vị trí dự kiến đặt thanh nâng ngực. – Dùng kim lõm xuyên qua màng phổi (P), đi sát mặt sau xương ức, trước màng ngoài tim, vào khoang màng phổi (T) ra vết rạch da từ trước.
– Gắn ống dẫn lưu 24 Fr vào đầu kìm lõm vòng kéo ngược ống dẫn lưu sang (P) theo đường hầm đã tạo – Gắn thanh nâng ngực vào đầu ống dẫn lưu. Dùng ống dẫn lưu kéo thanh nâng ngực theo chiều ngược lại từ (P) sang (T) theo đường hầm đã tạo với chiều lõm quay lên trên – Khi thanh nâng ngực đã sang thành ngực (T) dùng dụng cụ quay thanh nâng ngực 180 độ để chiều lõm hướng xuống dưới theo đúng chiều của lồng ngực.
– Khâu cố định thanh nâng ngực vào xương sườn 2 bên bằng chỉ thép hoặc vít – Đuối khí màng phổi 2 bên bằng Sonde 16Fe – Đóng kín vết mổ
3: Bác sĩ Lê Hoàng: 20 năm tạo niềm vui cho người hiếm muộn
Biến chứng của phẫu thuật:
- Biến chứng sớm:
– Tràn khí máu màng phổi – Tụ dịch vết mổ – Di lệch thanh nâng ngực – Tổn thương cơ tim
- Biến chứng muộn:
– Viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim – Di lệch thanh nâng ngực muộn – Tràn máu màng phổi.
Ths. BS. CKII Lương Từ Hải Thanh
–
Có thể bạn quan tâm:
Rút thanh nâng ngực cho bé trai 7 tuổi sau phẫu thuật lõm ngực bẩm sinh
Phẫu thuật bướu giáp cùng chuyên gia